Những ngày gần đây, tin tức một cô bé 8 tuổi đã ra đi vì “bạo lực gia
đình” khiến dư luận vô cùng phẫn nộ, và ngoài kia còn cả ngàn đứa bé như
vậy. Hãy tự đặt câu hỏi rằng điều gì sẽ giải cứu các em thoát khỏi những
trận đòn mang danh nghĩa “tình thương”?
Hãy bật chút nhạc và cảm nhận nhé!
Bất cứ sự ra đi của cá nhân nào cũng đều là nỗi đau cho người xung quanh
nhưng mọi sự hành hạ, dằn vặt và đau đớn mà cô bé ấy phải trải qua trước khi
ra đi là quá sức tưởng tượng, nghĩ đến những lúc mà đứa trẻ đó bị ám ảnh,
phần thì chiụ bao đau đớn, tủi hờn trong ngần ấy lâu thì không thể diễn tả
nổi. Là một người phản đối về việc dùng roi vọt đối với trẻ nhỏ trong bất kể
tình huống nào, hành vi bạo hành gây ra bởi người vợ kế lẫn người bố vô
trách nhiệm của đứa bé đã gây ra phẫn nộ đối với không ít người.
Đi tước đoạt sự sống của một bé gái 8 tuổi, cái tuổi mà còn ngây thơ vui
chơi không lo về đời, mà phải chịu uất ức đến lúc mất. Bất kì những sự hối
hận nào cũng không thể nào mạng lại mạng sống cho đứa bé vô tội, không ít vụ
việc đâu lòng gây ra bởi những người gọi là “mẹ kế”, “dì ghẻ”,...khiến dư
luận phẫn nộ. Phải chăng chính sự nhắm mắt cho qua, sự dung túng cho vợ mới
của bố hay sự châm ngòi khó chịu trong mối quan hệ “mẹ ghẻ - con chồng” đã
châm ngòi cho những trận bạo hành thừa sống, thiếu chết trong thời gian dài.
Cuộc sống này có quá nhều nổi buồn và khổ cực rồi, sao chúng ta không
dành cho nhau tình yêu thương dù là ai.
Cảm thấy vô cùng thương tiếc về vụ việc đâu lòng của bé gái, nhưng thấy bé
gái ra đi là một cách giải thoát cho bé để hằng ngày bé không phải chịu
những đòn roi đau đớn nữa. Lúc em sống có hai người không yêu thương quan
tâm đến em, lúc em đi cả triệu người yêu thương em. Hi vọng kiếp sau em sẽ
là một cô công chúa trong một gia đình hạnh phúc vui vẻ.
Và chúng ta không nên đánh đồng câu: “Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì
ghẻ mà thương con chồng”, “ Cây không trồng nên lòng không tiếc, con không
đẻ nên mẹ ghẻ không thương”, mà chúng ta cần suy ngẫm lại, không phải mẹ kế
nào cũng vậy, tất cả những sự việc đau lòng ấy đều do tính cách của mỗi
người, ngoài kia còn rất nhiều bà mẹ tốt, tâm không ác thì không làm ra
những việc xấu, gặp người ác thì khó mà tránh khỏi.
Điều khiến chúng ta phải suy ngẫm là chuyện những người hàng xóm cho báo chí
về việc họ nghe tiếng la hét khóc lóc của bé gái, cả vấn đề đã báo cho bảo
vệ nhưng tất cả điều không giải quyết được điều gì. Không lẻ đa số chúng ta
đều muốn “dĩ hòa vi quý” và cũng không muốn liên can tới chuyện cá nhân của
người khác chăng?. Kỳ thực, chúng ta có thể bàn tán sau lưng về hành động
không đúng của người khác nhưng để đứng lên chống lại cái sai thì rất ít,
nếu một cá nhân nào đó dám đứng lên chống lại cái xấu thì có khi bị xem là
là “kẻ rảnh chuyện”.
Vết thương trên da thịt có thể lành, nhưng vết sẹo in sâu trong tâm hồn
thì không.
Những đứa trẻ bị bạo hành ngày hôm nay rồi cũng sẽ trưởng thành và quen
với việc bạo hành trong tương lai. Và đến khi nào thì những hành động còn
chưa bị phát hiện thì hành động đấy vẫn được biện minh là bình thường, là
một phương pháp dạy con “hiệu quả”, dạy con một cách nghiêm khắc.
Martin Luther King từng có câu nói rất hay: "Trong thế giới này, chúng ta
không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì
sự im lặng đáng sợ của người tốt". Nếu là người tốt, xin đừng im lặng
trước những nỗi đau và cũng đừng mãi bám víu vào tư tưởng xưa cũ rằng có
roi vọt mới làm trẻ trưởng thành.
Việc bạo hành trẻ em diễn ra nhan nhãn xung quanh chúng ta, đúng vậy
chẳng cần đi đâu xa để tìm hiểu điều gì đó, hãy quan sát ngay xung quanh
khu vực bạn sống, không ít nhiều gia đình đã quen với việc chửi bới hoặc
đánh đập con mình vì quan niệm đó là dạy dỗ. Ngăn chặn, can thiệp ngay
từ đầu chính là cách tốt nhất để ngừng xảy ra những trường hợp thương
tâm như bạn nhỏ trên.
Ly hôn là chuyện không ai muốn nhưng khi buộc phải dẫn tới kết cuộc đó,
cả hai phải luôn nghĩ đến con cái, đặt ưu tiên con cái lên cao nhất.
Không nên kể tội nhau sau khi ly hôn vì điều đó không những gây tổn
thương cho nhau mà còn gây tổn thương cho con cái. Việc chân thật và
chân thành với con, tâm sự cho con biết tình trạng hôn nhân của cha mẹ,
tiếp tục thương yêu, chăm sóc con, không để trẻ cảm thấy thiếu thốn hoặc
trở thành công cụ cho cuộc chiến mới của người lớn!
“Những đứa trẻ rồi cũng lớn lên theo cách của mình, có người thành công,
nhưng hẳn câu hỏi ngày xưa vẫn chập chờn trong giấc mơ của các bạn. Giữa
những cơn đau cơn giận của người lớn vì lỗi của người này hay sự lầm của
người kia, một chút nong nảy, một chút thiếu suy nghĩ…đôi khi người lớn
đã làm cho cuộc sống mình thêm bế tắc, vô tính bóp chết một mầm xanh hi
vọng, niềm tin yêu đời nơi một đứa trẻ do mình xinh ra. Chúng ta phải
nhận diện sự thật mọi việc đang xảy ra để có cách sống tốt nhất với nó
chứ đừng bao giờ tìm cách làm cho mọi thứ xấu thêm chỉ vì mình không đủ
bao dung, yêu thương không đủ lớn, trong khi ích kỉ luôn có thừa!”.
Đây cũng là một bài học cho tất cả mọi người về sự việc thiếu trách
nhiệm, thiếu đạo đức và cả ý thức xem thường pháp luật. Vợ chồng có thể
chia tay, hợp tan là chuyện thường thấy, nhưng đừng mải vui vẻ trong
hạnh phúc mới mà quên mất sự an toàn về tinh thần lẫn thể xác của con
mình.
Kiều Hà
Bản quyền bởi BINA Story
sống chậm lại yêu thương nhiều hơn
Trả lờiXóaĐăng nhận xét
Hãy chia sẻ bình luận của bạn tại đây nhé!